Trí tuệ nhân tạo là gì? Cơ hội việc làm khi học trí tuệ nhân tạo ra sao?

Là một trong những yếu tố cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số ở Việt Nam, Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được Chính phủ chú trọng và kêu gọi đầu tư mạnh mẽ từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó, đây là một ngành học đầy triển vọng, mang đến nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp cho các bạn trẻ trong tương lai.

Vậy, trí tuệ nhân tạo là gì và cơ hội việc làm ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence  – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Đây là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Qua đó, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: Biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi… 

Ảnh. Robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Cơ hội việc làm khi học Trí tuệ nhân tạo ra sao?

Hiện nay, nhu cầu về nhân sự cho ngành Trí tuệ nhân tạo là rất cao nhưng vẫn chưa được đáp ứng đủ. Theo ông Trần Trung Hiếu, Founder – CEO nền tảng công nghệ tuyển dụng TopCV, nguồn cung nhân sự AI tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu tuyển dụng của thị trường trong nước, chưa kể thị trường nước ngoài còn rất nhiều cơ hội.

Bên cạnh đó, Trí tuệ nhân tạo có thể được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như vận tải, sản xuất, y tế, giáo dục, truyền thông, các ngành dịch vụ,… Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường rất đa dạng.

Các bạn có thể sẽ đảm nhận những vị trí như Kỹ sư phát triển ứng dụng AI, Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot, Chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo, Kỹ sư dữ liệu, Phân tích kinh doanh…tại các công ty công nghệ, công ty khởi nghiệp, Viện nghiên cứu, Công ty viễn thông, Doanh nghiệp sản xuất,…

Sau đây là một số công việc phổ biến trong ngành Trí tuệ nhân tạo:

KỸ SƯ PHẦN MỀM

Kỹ sư phần mềm tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển tổng thể các chương trình hoặc hệ thống kỹ thuật số. Trong phạm vi của AI, Kỹ sư phần mềm chịu trách nhiệm phát triển chức năng kỹ thuật của các sản phẩm sử dụng machine learning (học máy) để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

XỬ LÝ NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN (NLP)

Nhiều ứng dụng tiêu dùng phổ biến nhất của AI hiện nay xoay quanh ngôn ngữ. Từ chatbots đến trợ lý ảo đến tiên đoán văn bản trên điện thoại thông minh, các công cụ AI đã được sử dụng để tái tạo giọng nói của con người ở nhiều định dạng khác nhau.

Với những vai trò này bạn sẽ sử dụng sự hiểu biết chuyên sâu của mình về cả ngôn ngữ và công nghệ để phát triển các hệ thống mà qua đó máy tính có thể giao tiếp thành công với con người.

Ảnh. Robot tương tác phần mềm trên máy tính

TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG

Các chuyên gia trải nghiệm người dùng chịu trách nhiệm tìm hiểu cách con người sử dụng thiết bị và làm thế nào các nhà khoa học máy tính có thể áp dụng hiểu biết đó vào việc sản xuất phần mềm tiên tiến hơn. Về AI, trách nhiệm của bạn có thể bao gồm việc hiểu cách con người tương tác với các công cụ này để phát triển chức năng phù hợp hơn với nhu cầu của con người.

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Mặc dù khoa học dữ liệu là một lĩnh vực rộng lớn, nhưng vai trò của các nhà phân tích dữ liệu trong các quy trình AI này là một trong những vai trò quan trọng nhất.

Các nhà phân tích dữ liệu cần có hiểu biết vững chắc về dữ liệu — bao gồm các phương pháp quản lý, phân tích và lưu trữ — cũng như các kỹ năng cần thiết để truyền đạt hiệu quả các phát hiện thông qua trực quan.

NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Trách nhiệm của nhà nghiên cứu khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào chuyên môn hoặc vai trò cụ thể trong lĩnh vực nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu có thể phụ trách việc cải tiến hệ thống dữ liệu liên quan đến AI. Những người khác có thể giám sát sự phát triển phần mềm mới để khám phá ra tiềm năng mới trong lĩnh vực này. Có những nhà nghiên cứu sẽ chịu trách nhiệm giám sát vấn đề đạo đức và trách nhiệm đi kèm với việc tạo ra các công cụ đó. Tuy nhiên, mục tiêu chung của vị trí này là khám phá khả năng của các công nghệ và sau đó thực hiện những điều chỉnh trong các công cụ hiện có để đạt được tiềm năng đó.

Trước những cơ hội được mở ra cho ngành Trí tuệ nhân tạo, Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế thuộc trường Đại học Giao thông vận tải Hồ Chí Minh đang hợp tác cùng Trường Đại học Tongmyong Hàn Quốc để thực hiện chương trình đào tạo Cử nhân liên kết quốc tế ngành Trí tuệ nhân tạo. Chương trình hứa hẹn sẽ đào tạo nên những nhân sự ngành công nghệ cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Xem thông tin chương trình tại đây.

Bài viết liên quan:
Bật mí mức thu nhập ngành Trí tuệ nhân tạo (AI)
4 lý do bạn nên theo học ngành Trí tuệ nhân tạo (AI)
7 kỹ năng thiết yếu nhân sự ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) cần sở hữu
Liên kết quốc tế Trí tuệ nhân tạo: Học bổng lên đến 2 tỉ đồng!