Chương trình đào tạo ngành Logistics tốt nhất hiện nay

Ngành Logistics luôn được nhiều học sinh quan tâm tìm hiểu vào thời điểm tuyển sinh; và việc chọn lựa cơ sở đào tạo uy tín luôn được ưu tiên hàng đầu. Vậy đâu sẽ là cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng giúp các bạn trở thành nhân sự chất lượng cao ngành Logistics trong tương lai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết về Chương trình đào tạo ngành Logistics tốt nhất hiện nay nhé!

1. Logistics là gì?

Logistics là hoạt động lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Là một phần của chuỗi cung ứng, Logistics hiện nay đảm nhiệm các việc liên quan đến kho bãi, vận tải, quản trị quan hệ khách hàng, hoàn thành đơn hàng và thiết kế, xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa. Đóng vai trò là mắt xích vô cùng quan trọng đóng góp nên sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, Logistics đã trở nên HOT hơn bao giờ hết bởi sự mở rộng của hoạt động kinh doanh quốc tế cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước. 

2. Ngành Logistics còn HOT hay không, và HOT đến bao giờ?

Theo TS. Lê Văn Tuyên, Học viện Kỹ thuật Quân sự: “Logistics vẫn là lĩnh vực đang thu hút đầu tư mạnh tại Việt Nam và dự báo sẽ tăng trưởng vượt trội nhờ các ngành công nghiệp phụ trợ, chế tạo ô tô, linh kiện điện tử và chính sách đầu tư của Nhà nước vào các vùng kinh tế trọng điểm. Đòn bẩy thúc đẩy logistics còn đến từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).” “Bảng xếp hạng Agility 2022 cũng dự báo tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) của thị trường Việt Nam đạt mức 5,5% trong giai đoạn 2022 – 2027.”

Ngành Logistics sẽ còn trở nên rất HOT trong tương lai bởi sự thay đổi liên tục từ nền kinh tế và đến cuộc cách mạng Logistics 5.0 hướng đến tập trung vào yếu tố con người. Ngoài ra, với làn sóng đầu tư công nghệ, số hóa vào logistics, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc vận hành, ngành Logistics sẽ có nhiều biến đổi trong tương lai. 

Nhu cầu nhân sự ngành Logistics

Về nhu cầu nhân sự của ngành Logistics: theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, 50% số doanh nghiệp logistics có nhu cầu cần tuyển dụng thêm 15 – 20% nhân viên và đến năm 2030 nước ta cần đến hơn 200 nghìn nhân lực phục vụ cho ngành này, đó là chưa kể đến nhu cầu nhân lực logistics tại các doanh nghiệp sản xuất và thương mại.

Không những thế, con số nhân lực mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cần hiện là 200.000 lao động, và sẽ còn tăng rất nhiều trong thời gian sắp tới, khi nền kinh tế nước ta tăng cường hội nhập, giao thương kinh tế giữa các nước phát triển. Chính vì vậy, có thể nói cơ hội việc làm về Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang vô cùng rộng mở đối với các bạn trẻ đam mê với ngành này.

3. Vì sao Chương trình đào tạo Logistics của Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM (UTH) là chương trình tốt nhất hiện nay?

Là trường công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM là cơ sở đào tạo lớn nhất khu vực phía nam về lĩnh vực hàng hải. Với hơn 35 năm hình thành và phát triển (1988), trường đã đào tạo và cung ứng thị trường lao động hàng chục ngàn cán bộ quản lý phục vụ cho sự phát triển ngành giao thông vận tải trong nước và ngoài nước. Với kinh nghiệm đào tạo hơn 14 khóa sinh viên ngành Logistics, trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bạn đam mê ngành Logistics. 

3.1 UTH – Trường đầu tiên đào tạo Logistics của Việt Nam

Trong bối cảnh thị trường dịch vụ Logistics nảy nở mạnh mẽ nhờ xu hướng outsourcing (thuê ngoài) bởi các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam cũng như tiềm năng phát triển của ngành Logistics, vào năm 2008, trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã trở thành trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức trình độ đại học chính quy với thời gian đào tạo là 4 năm. Mãi đến năm 2013, mới có thêm một số trường đại học bắt đầu mở ngành/chuyên ngành logistics.

Đến năm 2016, nhằm đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Logistics, Trường đã mở thêm chương trình chất lượng cao và chương trình đào tạo hợp tác cùng các trường đại học lớn trên thế giới.

3.2 Chương trình mở rộng hợp tác đào tạo nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam

Với tiềm năng phát triển ngành Logistics từ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (TPP và EVFTA) cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao từ các doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam, trong năm 2016, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã hợp tác liên kết cùng Trường ĐH Tongmyong (Hàn Quốc) đào tạo ngành Quản lý Cảng và Logistics chương trình du học bán phần 2+2. 

Đến nay, ngành Quản lý Cảng và Logistics đã tuyển sinh được khóa thứ 7, trong đó các khóa sinh viên đã tốt nghiệp và trở thành những nhân lực mang trình độ cao, chuyên môn tốt được nhà tuyển dụng trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Sinh viên sau khi ra trường đã có thể làm việc tại các doanh nghiệp nổi tiếng trong nước như Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, và doanh nghiệp đa quốc gia như Maersk, Công ty CP Gemadept, Công ty CP giao nhận toàn cầu DHL, Công ty CP Transimex,…

Sinh viên chương trình Quốc tế tham quan Cảng Busan – Hàn Quốc

Nắm bắt xu hướng phát triển của Logistics trong dịch vụ chuỗi lạnh toàn cầu cũng như sự thay đổi dịch vụ Logistics trong bối cảnh mới, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã hợp tác liên kết cùng ĐH Quốc gia Hàng hải và Hải dương Hàn Quốc (KMOU) đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng nhằm giúp các bạn sinh viên trang bị kiến thức, chuyên môn từ Trường Đại học nổi tiếng trên thế giới mà còn được học tập trong môi trường chuẩn quốc tế với cơ sở vật chất hiện đại.

3.3 Những chương trình đào tạo ngành Logistics tốt nhất hiện nay

Với cương vị trường đại học tiên phong đào tạo ngành Logistics tại Việt Nam, trường đã đào tạo nhiều khóa sinh viên với gần 100% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm; trong đó có rất nhiều sinh viên đã được tuyển dụng ngay từ khi đang học năm 4 hoặc trong thời gian thực tập được đánh giá tốt từ đơn vị thực tập.

Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên luôn được tiếp cận thực tế với việc tham gia các chương trình ngoại khóa giao lưu chia sẻ từ các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp cũng như các chuyến tham quan thực tế trải nghiệm tại các doanh nghiệp logistics tên tuổi như Tân Cảng Sài Gòn, Transimex, Gemadept,… Từ đó giúp các bạn sinh viên được trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp, mạnh dạn tham gia các cuộc thi chuyên môn cũng như nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM ngành Logistics đang có 4 chương trình đào tạo khác nhau:

  • Chương trình chuẩn: số lượng sinh viên nhiều nhất trong 4 chương trình, học 4 năm tại Việt Nam, chuẩn đầu ra không quá khắt khe, và mức học phí dao động 16 triệu/năm.
  • Chương trình Chất lượng cao: sinh viên sẽ học 4 năm tại Việt Nam, chuẩn đầu ra với mức Tiếng Anh Toeic 600 (IELTS 5.5), học phí tầm 25,5 triệu/năm
  • Chương trình học 100% Tiếng Anh tại Việt Nam: sinh viên sẽ học hoàn toàn bằng Tiếng Anh trong 4 năm, học phí 17 triệu/kỳ (3 kỳ/năm)
  • Chương trình liên kết quốc tế: theo hình thức 2 + 2 (2 năm tại Việt Nam và 2 năm tại Hàn Quốc), mức chuẩn đầu vào với Tiếng Anh IELTS trên 5.5, học phí 23 triệu/kỳ (3 kỳ/năm)

Sinh viên Chương trình quốc tế tham quan học tập thực tế tại Công ty DKSH

Trong đó, Chương trình đào tạo quốc tế – UTH đang được nhiều học sinh quan tâm nhờ môi trường học tập năng động, chương trình 100% do các giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy và bằng cấp có giá trị quốc tế (đối với chương trình liên kết quốc tế), gồm 3 ngành sau:

  • Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (UTH liên kết đào tạo cùng ĐH Quốc gia Hàng hải và Hải dương Hàn quốc)
  • Ngành Quản lý Cảng và Logistics (UTH liên kết đào tạo cùng Trường ĐH Tongmyong Hàn quốc)
  • Ngành Quản trị Logistics và Vận tải đa phương thức (học 4 năm hoàn toàn bằng tiếng Anh tại Việt Nam)

Các bạn học sinh có thể tìm hiểu thông tin chương trình TẠI ĐÂY

Thông tin liên hệ:
Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM
Địa chỉ: Tòa nhà D, Cơ sở chính (Số 2, Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM)
Hotline: 0906.681.588
Email: iec@ut.edu.vn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Hà Văn Hội (2010), Dịch vụ hậu cần (Logistic) Việt Nam: Thực trạng và triển vọng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26

2. Bộ Công thương (2020), Báo cáo ngành Logistics Việt Nam 2020, NXB Công Thương, Hà Nội.
3. TS. Lê Văn Tuyên (2022), Học viện Kỹ thuật Quân sự, Tạp chí in số 8/2022
4. Phạm Vinh (2022), Thị trường logistics Việt Nam được dự báo tăng trưởng kép hằng năm đạt 5,5%, https://vneconomy.vn/thi-truong-logistics-viet-nam-duoc-du-bao-tang-truong-kep-hang-nam-dat-5-5, truy cập ngày 08/02/2023.