Tầm ảnh hưởng của Trí Tuệ nhân tạo (AI) trong thời đại 4.0

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo nên những chuyển đổi lớn trong mọi ngành nghề và nhận được sự đầu tư mạnh mẽ từ nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Theo dự báo của Analytics Insight, thị trường AI toàn cầu sẽ đạt con số lên đến trên 150 tỉ USD vào năm 2023.

Vậy Trí tuệ nhân tạo là gì và có tầm ảnh hưởng như thế nào trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!

Trí Tuệ nhân tạo (AI) là gì?

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Đây là loại trí tuệ do con người lập trình, giúp máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính có thể mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người. Quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng), đưa ra quyết định và tự sửa lỗi.

Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và trở nên quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Đó là trợ lý ảo Google Now, phần mềm Siri trên iPhone, Cortana trong hệ điều hành Windows hay tìm kiếm (search), dịch thuật Google Translate…

Ngoài ra, AI được sử dụng để điều khiển một ngôi nhà thông minh, nghiên cứu nhận diện hình ảnh, xử lý dữ liệu bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị, trả lời khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp…Tại Việt Nam, AI cũng đã và đang có mặt trong rất nhiều các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử…

Ảnh: Trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng ngày càng rộng rãi

Tầm ảnh hưởng của AI đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, công nghệ này đang được các nhà quản lý, sản xuất nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng để thúc đẩy hiệu quả, cải thiện chất lượng và quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn.

Tối ưu hóa chất lượng và năng suất

Nhằm phát hiện các nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều thiệt hại sản xuất lâu năm, các nhà sản xuất ứng dụng Chất lượng và năng suất dự đoán sử dụng Trí tuệ nhân tạo công nghiệp. Điều này được thực hiện thông qua sự phân tích liên tục, sử dụng các thuật toán Học máy được đào tạo riêng để hiểu sâu sắc từng quy trình sản xuất riêng lẻ. Công nghệ AI/Học máy được sử dụng ở đây được đào tạo để xác định các xu hướng và khuôn mẫu trong dữ liệu.

Sau đó, các khuyến nghị và cảnh báo tự động có thể được tạo ra để thông báo cho các nhóm sản xuất và kỹ sư về một vấn đề sắp xảy ra, đồng thời chia sẻ liền mạch những kiến thức quan trọng về cách ngăn ngừa tổn thất trước khi chúng xảy ra. Ứng dụng này giúp giảm các hao tổn trong sản xuất và ngăn ngừa các quy trình sản xuất kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, học máy cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm bằng cách đưa các hệ thống bảo trì dự đoán vào quy trình sản xuất. Thay vì thực hiện bảo trì theo một lịch trình định trước, bảo trì dự đoán sử dụng các thuật toán để dự đoán lỗi có thể gặp phải của một bộ phận/máy móc/hệ thống và sau đó cảnh báo nhân viên thực hiện các quy trình bảo trì tập trung để ngăn ngừa sự cố, nhưng không quá sớm để lãng phí thời gian ngừng hoạt động không cần thiết. Giải pháp này đem lại hiệu quả về cả thời gian và chi phí.

Ảnh: Ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất

Thiết kế sáng tạo

Với một bản tóm tắt thiết kế được xác định rõ ràng, các nhà thiết kế và kỹ sư có thể sử dụng thuật toán AI, thường được gọi là phần mềm thiết kế chung, để khám phá tất cả các cấu hình có thể có của một giải pháp.

Bản tóm tắt có thể bao gồm các hạn chế và quy định về loại vật liệu, phương pháp sản xuất, giới hạn về thời gian và ngân sách. Sau đó, các giải pháp do thuật toán tạo ra có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng học máy để tìm ra ý tưởng/giải pháp thiết kế nào hiệu quả và ý tưởng nào không. Bằng cách này, các cải tiến bổ sung có thể được thực hiện cho đến khi tìm được giải pháp tối ưu.

Thích ứng thị trường – Tích hợp chuỗi cung ứng

Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất, các thuật toán AI còn được sử dụng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của các hoạt động sản xuất và giúp dự đoán và phản ứng tốt hơn những thay đổi trên thị trường.

Để tạo ra các dự đoán về nhu cầu thị trường, một thuật toán sẽ tìm ra những khuôn mẫu nhu cầu theo ngày tháng, vị trí, các thuộc tính kinh tế xã hội, hành vi kinh tế vĩ mô, tình trạng chính trị…Các nhà sản xuất có thể sử dụng thông tin này để tối ưu hóa việc kiểm soát hàng tồn kho, nhân sự, tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu và đưa ra các quyết định tài chính tốt hơn.

Sự hợp tác giữa con người và robot

Khi các công việc được robot đảm nhận, người lao động sẽ được đào tạo cho các vị trí cấp cao hơn trong lập trình, thiết kế và bảo trì. Nhờ đó hiệu quả công việc cũng được cải thiện khi robot được chấp thuận để làm việc cùng với con người.

Bên cạnh đó, AI sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho con người cũng như trao cho robot nhiều trách nhiệm hơn trong việc đưa ra các quyết định để có thể tối ưu hóa hơn nữa các quy trình dựa trên dữ liệu thời gian thực được thu thập từ sàn sản xuất.

Theo Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR), tính đến năm 2020, ước tính có khoảng 1,64 triệu robot công nghiệp đang hoạt động trên toàn thế giới.

Nhận thấy tầm ảnh hưởng lớn của ngành Trí tuệ nhân tạo trong thời đại 4.0 cũng như những cơ hội được mở ra cho lớp trẻ, Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế thuộc trường Đại học Giao thông vận tải Hồ Chí Minh đang hợp tác cùng Trường Đại học Tongmyong Hàn Quốc để thực hiện chương trình đào tạo Cử nhân liên kết quốc tế ngành Trí tuệ nhân tạo. Đây là một chương trình uy tín, giúp trang bị cho các bạn trẻ những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để có thể tự tin bước vào ngành nghề đầy tiềm năng và cơ hội phát triển này.

Xem thông tin chương trình tại đây.