Lựa chọn nào cho sinh viên ngành Quản lý Cảng và Logistics?

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu Logistics là gì?

Logistics là hoạt động quản lý dòng chảy vật chất, tài chính và thông tin từ điểm đầu vào đầu tiên đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng hoặc mục tiêu của doanh nghiệp. Các tài nguyên cần được quản lý trong logistics có thể bao gồm vật chất như: Nguyên vật liệu, thức ăn, động vật, thiết bị hay chất lỏng; đồng thời logistics cũng quản lý các dòng chảy vô hình hơn, như là thông tin, tiền hoặc thời gian.

Việt Nam đứng ở vị trí nào trong trong bản đồ Logistics?

Theo Agility Emerging Markets Logistics Index 2019, 10 quốc gia đứng đầu bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Indonesia, Malaysia, Ả rập Saudi, Mexico, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Việt Nam, Indonesia và Malaysia đã được chọn là những thị trường mới nổi có tiềm năng về logistics nhất sau Ấn Độ và Trung Quốc. Nguyên nhân là các điều kiện kinh doanh thuận lợi cùng với lợi thế về giá trị của sản xuất và chuỗi cung ứng đã giúp một số quốc gia Đông Nam Á đứng gần đầu trong bảng Chỉ số (theo thống kê năm 2019).

Như vậy, cơ hội việc làm có rộng mở cho sinh viên sau khi ra trường?

Trước những điều kiện thực tế trên, hiển nhiên việc làm dành cho sinh viên sau khi ra trường sẽ “màu hồng” trước sự “săn đón” của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Trên thực tế, tất cả các hoạt động kinh doanh, từ lớn tới nhỏ, đều cần quản lý Logistics về hàng tồn kho, thông tin và tài chính. Thông thường chỉ có một Chuyên gia Logistics đảm nhận các chức năng này ở các công ty nhỏ, nhưng với các tập đoàn lớn, họ thường có hẳn một phòng ban Logistics và Chuỗi cung ứng, với nhiều vị trí, chức danh và nhiệm vụ chuyên biệt, từ các công việc khởi điểm đến những vị trí cấp cao.

Ba vị trí Logistics phổ biến nhất cho các bạn mới ra trường là: Nhân viên Kinh doanh (Sales), Điều phối (Operation) và Chăm sóc khách hàng (Customer Service).

Một khi bạn tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng, bạn hoàn toàn có thể “nhắm đến” đến các vị trí cấp cao hơn trong ngành Logistics, chẳng hạn như Phân tích viên ngành Logistics, Quản lý dự án, Giám đốc Logistics, Giám đốc điều hành hay Quản lý chuỗi cung ứng quốc tế ….

Khởi điểm nào tốt nhất cho người muốn bắt đầu với ngành Quản lý Cảng và Logistics?

Được đánh giá là địa chỉ đào tạo lĩnh vực Logistics tốt nhất hiện nay, Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh luôn đổi mới cả về chương trình đào tạo, môi trường học tập và cơ sở vật chất. Điển hình cho những thay đổi liên tục trong đào tạo nhằm mang lại chất lượng tốt cho người học, Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế (IEC) của nhà trường ngày càng thể hiện rõ nét hơn là đối tác chiến lược của trường Đại học Tongmyong Hàn Quốc. Ngành Quản lý Cảng và Logistics được 2 trường phối hợp đào tạo chặt chẽ, toàn bộ chương trình đào tạo chuyên ngành được cập nhật, thẩm định và chứng nhận bởi các tổ chức chuyên môn có uy tín để đem lại ưu thế tuyệt đối cho các sinh viên theo học. Hiện nay, có thể nói chương trình liên kết ngành Quản lý Cảng và Logistics là một trong những chương trình đào tạo Logistics có chất lượng và lợi thế cao nhất.

Chúng ta cùng điểm qua những ưu điểm chương trình liên kết quốc tế mang lại: Chi phí hợp lý, cơ hội nghề nghiệp rộng mở (bạn có thể lựa chọn ở lại Hàn Quốc làm việc hay bất kỳ nơi đâu mà bạn mong muốn), trực tiếp trải nghiệm và học hỏi từ nền Logistics tiên tiến bậc nhất của Hàn Quốc, kinh nghiệm thực tế ngay khi còn trên ghế nhà trường (những chuyến fieldtrip tại các doanh nghiệp được tổ chức thường xuyên), rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội (sinh viên được trải nghiệm các hoạt động dã ngoại giúp nâng cao các kỹ năng cần thiết và nâng cao tinh thần), làm chủ song ngữ Anh – Hàn khi ra trường (chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh và được bổ trợ ngôn ngữ Hàn Quốc), tốt nghiệp với bằng cấp giá trị quốc tế (sau khi tốt nghiệp sinh viên nhận bằng do trường Đại học Tongmyong Hàn Quốc cấp).

——————————————-

Để đăng ký học ngành Quản lý Cảng và Logistics, thí sinh đạt các yêu cầu sau:
– Tốt nghiệp THPT, và có điểm trung bình (tất cả các môn) lớp 12 từ 5.5 trở lên
– Đạt IELTS 5.5 hoặc tương đương B2 khung châu Âu
– Các thí sinh chưa đạt trình độ Tiếng Anh sẽ học tăng cường trước khi vào chuyên ngành chính thức

Tìm hiểu thông tin chương trình tại: https://iec.ut.edu.vn/cu-nhan/
Hotline: 0906.681.588
Website: iec.ut.edu.vn