Sinh viên liên kết quốc tế chuyên ngành Quản lý Cảng và Logistics học những gì?

Sinh viên liên kết quốc tế chuyên ngành Quản lý Cảng và Logistics học những gì

Ngành Logistics đang là một trong những ngành học hot nhất hiện nay và được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ logistics là gì và bạn sẽ học những gì khi theo học ngành Logistics. Trong bài viết này, Viện sẽ giới thiệu đến bạn chương trình học của sinh viên liên kết quốc tế chuyên ngành Quản lý Cảng và Logistics để các bạn cùng tham khảo nhé!

Giới thiệu qua một chút, chương trình liên kết quốc tế chuyên ngành Quản lý Cảng và Logistics được thực hiện bởi trường ĐH Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh hợp tác cùng ĐH Tongmyong Hàn Quốc. Đây là hai ngôi trường có thể mạnh đặc biệt trong đào tạo lĩnh vực logistics và là điểm đến tin cậy cho các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành nghề này.

Chương trình học của sinh viên chuyên ngành Quản lý Cảng và Logistics như sau:

1. Bill of Lading

Môn học Bill of Lading cung cấp cho các bạn sinh viên kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển của vận đơn đường biển, khái niệm vận đơn, các loại vận đơn và cách áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, sinh viên còn được học và thực hành về các chứng từ khác liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa. Các công ước quốc tế về giao nhận và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hoạt động bảo hiểm hàng hóa và tàu biển thông qua các case study cũng được giới thiệu trong môn học. Sinh viên sẽ có những giờ học trải nghiệm thực tế cùng với các anh chị đến từ doanh nghiệp hãng tàu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

2. Element of shipping

Môn học cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại tàu, đặc trưng các loại hàng hóa chuyên vận chuyển bằng đường biển, các tổ chức nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng đến nền vận tải biển toàn cầu. Đồng thời cũng cung cấp kiến thức chuyên môn sâu về mô hình kinh doanh khai thác tàu chợ và tàu chuyến, phân loại các loại Bill of lading và đọc hiểu các hợp đồng thuê tàu, cách đọc cước và tính cước của các hãng tàu. Sinh viên sẽ được học bằng các phương pháp giảng dạy đa dạng như diễn giải lý thuyết, các case studies và các bài thảo luận nhóm sôi nổi để tìm hiểu một cách sâu sắc về ngành vận tải biển.

3. Logistics Management

Môn học mang đến cho sinh viên những kiến thức sau

– Tổng quan về logistics và quản trị logistics.

– Dịch vụ khách hàng và các dịch vụ giá trị gia tăng

– Quản lý vận tải

– Vận hành kho hàng và tồn kho

– Hệ thống logistics, hệ thống thông tin logistics và e-logistics

– Logistics quốc tế và Incoterms

– Đánh giá chi phí logistics

– Đánh giá hiệu quả logistics

4. Multimodal Transport:

Môn học này sẽ cung cấp sinh viên những kiến thức sau:

– Tổng quan về vận tải đa phương thức;

– Đặc điểm vận hành của các phương thức vận tải (biển, thủy nội địa, hàng không, sắt, bộ, đường ống);

– Cách thức vận hành, thiết kế chuỗi vận tải đa phương thức và xây dựng giá cước vận tải đa phương thức

– Tổ chức và đánh giá hiệu quả vận tải đa phương thức;

– Các khía cạnh pháp lý về vận tải đa phương thức theo các quy định của Việt Nam và quốc tế.

Sinh viên đang học môn Multimodal Transport do TS Thu Hòa giảng dạy
Sinh viên đang học môn Multimodal Transport do TS Thu Hòa giảng dạy

5. Supply chain management

Môn học giúp sinh viên hiểu loại hình công ty chuỗi cung ứng hoặc nhà kho / phân phối / hoặc trung tâm cũng như có cái nhìn tổng quan về cấu trúc của các công ty logistic thông qua các bài học và PIC được mời tham gia lớp học. Thông qua tình huống thực tế, sinh viên sẽ có cơ hội thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng.

Sinh viên sẽ được học những kiến thức sau:

– Định nghĩa Quản lý chuỗi cung ứng

– Lập kế hoạch chuỗi cung ứng/Nhà kho/ Trung tâm

– Thu mua

– Lập kế hoạch chuỗi cung ứng tích hợp

– Thử thách và cơ hội của ngành Logistics trong tương lai.

Sinh viên liên kết quốc tế đang học môn Supply Chain Management
Sinh viên liên kết quốc tế đang học môn Supply Chain Management

 

Sinh viên liên kết quốc tế thuyết trình môn Supply Chain Management
Sinh viên liên kết quốc tế thuyết trình môn Supply Chain Management

6. Inventory Management

Đây là một chủ đề quan trọng trong việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng. Kiểm soát hàng tồn kho an toàn có tác động rất lớn đến dòng tiền và lợi nhuận của bất kỳ công ty sản xuất hoặc kinh doanh nào.

Sinh viên sẽ được học những kiến thức sau:

–  Các thức tính toán tồn kho an toàn (safety stock) và các loại phương trình khác nhau để phù hợp với tất cả các ngành công nghiệp.

– Cách tối ưu hóa vị trí thực tế và kiểm soát tồn kho

– Cách quản lý hàng tồn kho bằng việc áp dụng mã vạch và hệ thống CNTT

– Cách duy trì và bảo vệ hàng tồn kho

7. International Logistics

Môn học giúp sinh viên không chỉ hiểu các khái niệm, lý thuyết và xu hướng thị trường trong lĩnh vực Logistics quốc tế mà còn nâng cao kiến thức và năng lực để làm việc tại các doanh nghiệp Logistics.

Sinh viên sẽ được học những kiến thức sau:

– Giới thiệu tổng quan về Logistics quốc tế

– Thương mai đường biển quốc tế

– Các hoạt động của Cảng

– Chuyên chở Container

– Chuỗi cung ứng

– Phân phối, lập kế hoạch và quản trị logistics

– Thu mua và tồn kho.

8. Logistics Center Development

Môn học tập trung vào kiến thức về phân phối và quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm:

– Vận hành và quản lý nhà khó,

– Hệ thống phần cứng, phần mềm,

– Bố trí nhà kho,

– Tính hiệu quả trong tổ chức

– Thiết kế và phát triển nhà kho.

9. Logistics Investment Analysis

Môn học tập trung vào kiến thức giúp người học dự đoán, thực hiện và đánh giá các khoản đầu tư vào cơ sở vật chất Cảng, tác động của đầu tư và hiệu quả hoạt động trong tương lai.

10. Logistics strategy

Môn học tập trung vào ngành công nghiệp vận chuyển bằng tàu chuyên tuyến, giới thiệu lĩnh vực vận tải và các đặc tính nổi bật. Bên cạnh đó, môn học cũng giúp sinh viên khám phá các chiến lược logistics cũng như quá trình hợp tác, mạng lưới dịch vụ và các chiến lực liên quan đến marketing và môi trường.

11. Maritime Economics

Môn học giúp sinh viên hiểu rõ tất cả các quy trình diễn ra tại thị trường vận tải. Sinh viên cũng sẽ học về chu kì vận tải, cung và cầu, tất cả các bên tham gia vào thị trường vận tải và cách các bên làm việc với nhau.

12. Port Logistics

Môn học cung cấp lý tuyết về cảng, PPI, EXCEL, vẽ đồ thị, tính toán sự tương quan và phân tích ý nghĩa. Bên cạnh đó,

13. Port Information Technology

Môn học tập trung phân tích ứng dụng và cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành công nghiệp cảng.

14. Shipping Chartering

Sinh viên được học về hoạt động kinh doanh cho thuê tàu. Với hệ thống thông tin về hoạt đông thuê tàu, sinh viên sẽ có thể hiểu rõ về các thuật ngữ, thực tế kinh doanh cho thuê tàu biển. Nội dung môn học bao gồm kinh doanh thương mại, đăng ký hàng hóa, hợp đồng tàu, lập kế hoạch tàu chuyến, tính toán cơ sở điều lệ, v.v.

15. Warehouse Management

Qua môn học, sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của nhà kho đối với chuỗi cung ứng, quy trình và nhân sự liên quan để đảm bảo tính hiệu quả trong vận hành nhà kho.

(tiếp tục cập nhật)

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn sơ lược về những kiến thức bạn sẽ được tiếp thu khi theo học chương trình liên kết quốc tế chuyên ngành Quản lý Cảng và Logistics tại Viện IEC, ĐH. GTVT TP.HCM.

Xem thêm:
Ngành Logistics chương trình Liên kết quốc tế của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM có gì đặc biệt?