4 ưu điểm nổi trội của CT Thạc sĩ Logistics và Vận tải quốc tế ĐH Solent tại Việt Nam

Logistics là ngành “xương sống” của nền kinh tế và là một trong những ngành tăng trưởng mạnh nhất cả nước. Thế nên, để có thể theo kịp tốc độ phát triển của ngành, nhân sự Logistics phải không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như cập nhật những kỹ năng, kiến thức mới. Trong bài viết này, IEC xin giới thiệu đến bạn chương trình Thạc sĩ Logistics và Vận tải quốc tế cùng 4 ưu điểm nổi trội khiến đây là một lựa chọn tốt nếu bạn đang mong muốn đạt được bước tiến mới trong sự nghiệp của mình.

1. Chương trình đào tạo uy tín, chất lượng cao, bằng thạc sĩ Vương quốc Anh

Chương trình Thạc sĩ liên kết quốc tế Logistics và Vận tải quốc tế là sự kết hợp của hai ngôi trường có thế mạnh về đào tạo Logistics: ĐH Giao thông Vận tải TP HCM và ĐH Solent, Vương Quốc Anh.

Nằm ngay trung tâm của thành phố cảng Southampton, Anh Quốc, trường ĐH Solent là một trong những trường đứng đầu Anh Quốc về ngành Hàng hải với bốn chương trình sau đại học nổi tiếng thế giới.

Ảnh: ĐH Solent Anh Quốc có truyền thống giảng dạy lâu đời và uy tín

Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cũng là một ngôi trường uy tín về đào tạo lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó có logistics. Trường cung cấp đa dạng các chuyên ngành và các cấp bậc học trong mảng logistics và luôn đặt chất lượng giáo dục làm trung tâm.

Bên cạnh đó, chương trình được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên tận tâm, giàu kinh nghiệm, đáp ứng điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và đạt chuẩn đánh giá của ĐH Solent.

Do đó, bạn có thể đặt hoàn toàn niềm tin của mình vào chất lượng đào tạo của chương trình này.

>> Đại học Giao thông vận tải TP.HCM tuyển sinh chương trình Thạc sĩ “Logistics và Vận tải quốc tế” Liên kết đào tạo với ĐH Solent Vương quốc Anh

2. Cập nhật kiến thức quốc tế

Học viên sẽ học ở Việt Nam nhưng toàn bộ giáo trình sẽ do trường Đại học Solent cung cấp. Những bộ giáo trình trên được xây dựng dựa trên sự hợp tác chặt chẽ cộng đồng, các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng ngành Logistics. Nhờ đó, nội dung khóa học được thiết kế phù hợp và đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Sau tốt nghiệp, học viên sẽ có được sự am hiểu sâu rộng về vận hành và chiến lược vận tải quốc tế trong bối cảnh vận tải đa phương cũng như có thể áp dụng những kiến thức này ngay trong công việc của mình.

3. Trang bị những kỹ năng cần thiết trong nghề

Tham gia chương trình đào tạo Thạc sĩ liên kết, học viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng tiếng Anh, một kỹ năng quan trọng trong nghề Logistics, nhờ môi trường học tập sử dụng 100% tiếng Anh.

Ngoài ra, khóa học còn trang bị cho bạn một loạt những kỹ năng cần thiết trong nghề Logistics khác như kỹ năng quản lý dự án, giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích, kỹ thuật viết, làm việc nhóm, giao tiếp và kỹ năng thuyết trình…Nhờ đó, học viên có thể thích ứng nhanh với một ngành nghề có nhịp độ nhanh như ngành logistics.

Ảnh: Học viên Thạc sĩ Logistics và Vận tải quốc tế trong chuyến đi thực tế tại LEC Group

Ảnh: Thuyền trưởng, TS. Nguyễn Phước Quý Phong hướng dẫn học tập thực tế tại Gemadept Logistics

3. Cơ hội việc làm rộng mở sau tốt nghiệp

Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp (DN) logistics và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 200.000 nhân lực. Chỉ riêng tại TP.HCM, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM đưa ra kết quả khảo sát giai đoạn 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực chung các ngành tại TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 310.000 – 330.000 chỗ làm việc. Trong đó, ngành Logistics chiếm 5%, nghĩa là mỗi năm TP.HCM cần khoảng 15.000 nhân lực cho ngành này.

Tuy nhiên, có một thực tế là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của ngành vẫn đang thiếu hụt nghiêm trọng. Lý do đến từ chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thiếu kiến thức toàn diện, chưa theo kịp sự phát triển của logistics thế giới, trình độ tiếng Anh nghiệp vụ logistics còn hạn chế…

Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), trong tổng số lao động hiện đang làm việc trong lĩnh vực này, chỉ có khoảng 5 – 7% lao động được đào tạo bài bản. Có đến 85,7% doanh nghiệp Việt Nam phải tự đào tạo thông qua thực tế công việc.

Thế nên, sau khi đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết từ chương trình đào tạo Thạc sĩ Logistics và Vận tải quốc tế, học viên có thể hoàn toàn tự tin vào năng lực của mình, trở thành những nhân sự ngành logistics chất lượng cao mà thị trường đang tìm kiếm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo Thạc sĩ liên kết Logistics và Vận tải quốc tế tại đây.

Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn có thêm lựa chọn để phát triển sự nghiệp của mình trong ngành Logistics.

IEC