Điểm khác nhau cơ bản của doanh nghiệp kinh doanh vận tải và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải?

Kinh doanh vận tải là một dịch vụ mà bao gồm các công đoạn, trong đó bao gồm 2 công đoạn chính, một là công đoạn điều phương tiện và nhân lực (xe, tàu, máy bay, điều lái xe, thủy thủ, phi công, …); thứ hai là công đoạn quyết định giá dịch vụ (giá vé tàu, vé máy bay, giá cước hàng hóa, cước tàu hàng, …), nếu đơn vị nào thực hiện các công đoạn này sẽ được coi là kinh doanh vận tải, khi đó doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh vận tải.

Ảnh minh họa

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải chỉ được ứng dụng các phần mềm hỗ trợ vận tải chứ không được can thiệp vào việc quyết định giá dịch vụ. Bởi nếu khi doanh nghiệp đã can thiệp vào giá dịch vụ và quyết định giá dịch vụ thì lúc này doanh nghiệp đã bán sản phẩm đó, thì lúc này bản chất không còn là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải mà là doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp là kinh doanh vận tải thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền điều xe, còn nếu là doanh nghiệp thực hiện cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải thì chỉ có thể đưa ra khuyến nghị.

Ví dụ như có một người khách đang đứng ở tòa Landmark 81 muốn di chuyển ra sân bay Tân Sơn Nhất, đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ đưa ra thông tin có khách hàng tại đó cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải, còn đơn vị quyết định điều xe đến phải là doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Trong trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải không thông qua doanh nghiệp kinh doanh vận tải mà điều trực tiếp lái xe thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải sẽ được xếp vào doanh nghiệp kinh doanh vận tải.