Hành trang nhân sự ngành logistics đang cần

[IEC] Trong thế giới không ngừng biến động và thay đổi như hiện nay, logistics đang rất cần một nguồn nhân lực chất lượng cao và có khả năng thích ứng với những thay đổi trong nghề.

Tốc độ phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, điển hình là công nghệ Trí tuệ nhân tạo, buộc tất cả các tổ chức, doanh nghiệp phải đẩy nhanh tiến trình số hóa nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Tiến trình này đòi hỏi nhân sự ngành logistics phải có kỹ năng về công nghệ cũng như sự nhạy bén nhất định để nhanh chóng thích nghi với những thay đổi và cải tiến liên tục về quy trình, cách thức làm việc.


Ảnh minh họa. Nhân sự ngành logistics cần có khả năng thích ứng với biến động, rủi ro

Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa, nhân sự ngành này không chỉ cần phải vững tay nghề mà còn phải nắm bắt, am hiểu những kiến thức, thông tin mới nhất về ngành trên phạm vi quốc tế. Để có thể làm việc hiệu quả với các đối tác nước ngoài, họ còn cần trang bị cho mình kỹ năng ngoại ngữ tốt cũng như những kỹ năng mềm thiết yếu.

Năng lực thích ứng với những biến động, rủi ro cũng là một tố chất các nhà quản lý doanh nghiệp Logistics tìm kiếm ở các ứng viên tiềm năng, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp hiện nay.

Chỉ khi nguồn nhân lực có đủ khả năng để đáp ứng được những yêu cầu trên, các doanh nghiệp logistics trong nước mới có cơ hội bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, cũng như tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Hành trang nhân sự ngành Logistics đang cần!

Hiểu được những thách thức và cơ hội mở ra cho nhân sự ngành Logistics, Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác cùng Đại học Solent Vương Quốc Anh để thực hiện chương trình Thạc sĩ liên kết quốc tế ngành “Logistics và Vận tải quốc tế”. Đây là chương trình Thạc sĩ liên kết quốc tế ngành logistics đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, và là sự kết hợp đặc biệt giữa hai trường đại học có thế mạnh về lĩnh vực này.

Chương trình học được Đại học Solent thiết kế từ những tư liệu thực tế đến từ các tổ chức logistics và vận tải hàng đầu. Do đó, chương trình sẽ cung cấp những kỹ năng và kiến thức chuyên ngành mà ngành công nghiệp logistics và vận tải đang tìm kiếm. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên sẽ am hiểu sâu rộng về vận hành và chiến lược vận tải quốc tế trong bối cảnh vận tải đa phương thức ngày nay.

Ảnh. Học viên chương trình ‘Thạc sĩ Logistics và Vận tải quốc tế’ tham quan thực tế tại doanh nghiệp cùng với Mạng lưới đào tạo Logistics Việt Nam

Bên cạnh những kỹ năng nghiệp vụ, chương trình còn trang bị cho học viên loạt kỹ năng có thể chuyển đổi giữa các lĩnh vực/ngành nghề như: quản lý dự án, giải quyết vấn đề, phân tích, kỹ thuật viết, làm việc nhóm, giao tiếp và thuyết trình… Những kỹ năng trên cho phép học viên làm việc trong bất kì lĩnh vực nào sau khi tốt nghiệp: Quản lý dự án, lĩnh vực tài chính, tiêu dùng và công nghệ thông tin đến các tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan nhà nước và đặc biệt giúp học viên trở thành giảng viên cho các cơ sở giáo dục đại học.

Đồng thời, Đại học Giao thông vận tải TP. HCM có liên kết chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành logistics. Nhờ đó, học viên Thạc sĩ liên kết quốc tế có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, nâng cao sự hiểu biết về thực tế vận hành chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, chương trình còn mang rất nhiều lợi thế như đội ngũ giảng viên tận tâm, giàu kinh nghiệm, sử dụng 100% Tiếng Anh; chương trình học chuyên sâu kết hợp với các hoạt động tham quan thực tế tại doanh nghiệp; thời gian học linh động phù hợp với người đi làm; bằng thạc sĩ được cấp bởi trường Đại học Solent Vương quốc Anh giá trị toàn cầu; nhiều học bổng giá trị và học phí tiết kiệm 50% so với du học tại Anh…

Chương trình thạc sĩ “Logistics và Vận tải quốc tế”

Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM + Đại học Solent Vương quốc Anh

Liên hệ: Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM

Số 02, đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Website: http://thacsilogistics.vn/

Hotline: 0906.681.588